Vải may áo ghế - vải bọc nệm

Tuyển tập 5 loại vải may áo ghế được ưa chuộng nhất hiện nay

Bạn đang tìm loại vải may áo ghế sofa phù hợp với căn nhà nhỏ của mình. Nhưng bạn chưa biết nên lựa chọn loại vải nào cho phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Vậy thì hãy cùng Sofa Minh Hạnh tìm hiểu các loại vải may áo ghế phù hợp nhất hiện nay nhé!

Bọc ghế sofa là gì?

Ghế sofa hiện đang là món đồ nội thất phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn và sử dụng. Phần lớn các gia chủ sẽ sử dụng ghế bọc nệm sofa trong phòng khách. Tuy nhiên, sau một thời gian, vải bọc sẽ có dấu hiệu bị bung da, bong tróc, rách thậm chí là có dấu hiệu bị bào mòn vải. Việc chính cần làm là nhanh chóng thay một tấm bọc ghế sofa mới.

Việc bọc ghế sofa là quá trình thay thế hoặc sửa chữa lớp vải bên ngoài đã xuống cấp của ghế sofa. Việc sửa đổi lớp vải sẽ mang lại cho ghế một vẻ thẩm mỹ tươi mới như thuở ban đầu. Đặc biệt là vẫn bảo vệ, không làm ảnh hưởng đến các vật liệu được cấu tạo bên trong ghế.

Tại sao cần lựa vải may áo ghế sofa?

1. Tối ưu chi phí

Như chúng ta đã biết, việc mua một bộ ghế sofa phù hợp với tính cách và không gian nhà không phải lúc nào cũng là một việc dễ dàng. Ghế sofa có giá thành khá cao nhưng cường độ sử dụng đáng kể khiến sản phẩm nhanh cũ và hỏng.

Do đó, thay vì mua một bộ ghế mới, người tiêu dùng thường lựa chọn bọc mới bằng vải may áo ghế phù hợp để tối ưu phí. Việc thay mới lớp vải may áo ghế bên ngoài đã giúp cho bộ ghế trở lại hình dáng ban đầu. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm chi phí thay vì mua một bộ ghế mới.

2. Nâng cấp sản phẩm

Ngoài việc tiết kiệm chi phí, bạn còn có thể nâng cấp sản phẩm trở nên đẳng cấp và sang trọng hơn. Sau một thời gian sử dụng, lớp vải không còn mới, chắc chắn sẽ bị hao mòn. Mặt khác, bạn muốn bộ ghế trở nên trendy, mới lạ thì nên có thể lựa chọn vải may áo ghế phù hợp để thay đổi.

Vải may áo ghế - nâng cấp sản phẩm

Nâng cấp sản phẩm trở nên sang trọng, quý phái.

Không những bắt kịp xu hướng, bạn còn giúp cho bộ ghế trở nên sáng bóng hơn. Tính thẩm mỹ của ngôi nhà cũng được nâng cấp thành một đẳng cấp mới.

3. Thay đổi màu sắc không gian nhà ở

Để đổi mới không gian, gạt bỏ đi sự nhàm chán trong và tạo sự đồng điệu về màu sắc thì bạn hãy thử đổi vải may áo ghế của chiếc sofa. Việc thay đổi màu sắc không gian là một trong những yếu tố quan trọng để tái tạo tâm trạng và sức khỏe.

Chúng ta thường có xu hướng lựa chọn những gam màu đơn điệu và lặp lại. Nhưng nếu biết khéo léo lựa chọn vải may áo ghế phù hợp thì bạn sẽ tạo ra được không gian mới mẻ. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy không gian như xoa dịu các giác quan và khơi dậy những điều mới mẻ cho bạn.

4. Lưu giữ kỷ niệm

Hầu hết những món đồ xung quanh chúng ta đều gắn liền với những kỷ niệm nhất định. Những món đồ tuy cũ nhưng vô giá vì chúng chứa đựng rất nhiều kỷ niệm. Nếu bạn muốn lưu giữ những hồi ức ấy thay vì mua một bộ sofa mới thì hãy thử đổi vải may áo ghế mới.

Vải may áo ghế - lưu giữ kỷ niệm

Lưu giữ kỷ niệm với những món đồ thân yêu.

Bạn vẫn có thể lựa chọn màu vải cũ nhưng ghế sẽ trở nên sáng mới và tăng được tuổi thọ sử dụng cao hơn. Tuy cũ nhưng không hề cũ là đây.

Các loại vải may áo ghế sofa được ưa chuộng hiện nay

1. Vải cotton

Loại vải may áo ghế này có độ thoáng mát cao, được làm từ sợi bông tự nhiên nên bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của nó. Vải cotton là một loại vải thường được sử dụng để may quần áo nên vì vậy nó ít phổ biến hơn đối với ghế sofa.

Vải may áo ghế - vải cotton

Lựa chọn vải cotton với độ thoáng mát cao.

Ưu điểm

Chất liệu cotton có độ thoáng mát nên khi sử dụng bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái, nhất là vào mùa hè và những ngày nắng nóng. Thời tiết Việt Nam thời gian gần đây có mức nhiệt cao nên Sofa Minh Hạnh khuyên bạn nên lựa chọn chất vải này.

Mặc dù sofa có lớp đệm bên trong nhưng bề mặt vải cotton bên ngoài giúp chúng ta không cảm thấy gò bó hay khó chịu khi hơi sức nóng đến độ dày của đệm. Vật liệu này cũng cung cấp một bề mặt mềm mại, lý tưởng cho mọi loại da. Nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh thì loại vải này cực kỳ phù hợp.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, vải cotton cũng có một số nhược điểm như nhanh phai màu hoặc đổ lông sau thời gian dài sử dụng. Đặc biệt, vải rất dễ bị bám bẩn nên khi sử dụng thường phải có thêm lớp bọc hoặc thêm một lớp chống bám bẩn.

Do khả năng hút ẩm cao nên sofa rất dễ bị ẩm mốc vào mùa đông. Người dùng phải thực hiện vệ sinh đúng cách và phơi ghế dưới nắng thường xuyên để hạn chế vi khuẩn gây hại cho ghế trong mùa nồm ẩm.

2. Vải canvas

Vải canvas còn được biết đến với tên gọi khác dễ gần hơn là vải bố. Loại vải này được làm bằng cách dệt từ các sợi vải của thân cây gai dầu và phủ thêm một lớp PVC trên bề mặt.

Ngày nay, vải còn được bổ sung thêm các sợi cotton hoặc sợi cây lanh. Bằng cách này, vải canvas sẽ đa dạng về chất liệu hơn. Vì thế, vải may áo ghế này được sử dụng để bảo vệ ghế không bị hư hỏng do tác động của thời tiết.

Vải may áo ghế - vải canvas

Lựa chọn vải canvas để sản phẩm bền đẹp theo thời gian.

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của loại vải này chính là khả năng chống nước. Với lớp phủ PVC trên bề mắt giúp bảo vệ không bị nước thấm ngược vào bên trong. Cùng với đó hạn chế tình trạng ẩm mốc và mùi hôi bám trên bề mặt vải.

Vào những ngày mưa, vải may áo ghế này còn tạo ra cảm giác khô ráo và sạch sẽ cho không gian. Như vậy, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên ấm cúng hơn. Tựu chung, đây là một loại vải có bộ bền cao, ít phai màu.

Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng, bạn sợ bám lông thì có thể sử dụng loại vải này. Vải canvas giúp hạn chế bụi bẩn và việc vệ sinh cũng dễ dàng hơn so với các loại vải khác.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm như ít bị thấm nước, dễ vệ sinh nhưng nếu sơ ý để ghế ngậm đủ nước thì lượng nước sẽ thấm hết. Nhưng vào những ngày hè, lớp PVC sẽ gây ra cảm giác nóng nực do khả năng hút mồ hôi kém.

Mặt khác, loại vải này khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ làm ghế dễ bị hấp nhiệt. Điều này sẽ làm gia tăng độ nóng khắp không gian nhà ở, khiến bạn bí bách.

3. Vải nhung

Vải nhung là một trong những loại vải may áo ghế được ưa chuộng khá nhiều hiện nay. Vật liệu với bề mặt mềm mịn giúp cho không gian trở nên sang trọng. Loại vải này cũng mang lại nhiều phong cách khác nhau giúp bạn không ngừng biến hóa. Từ cổ điển đến hiện đại, chất liệu này đều có khả năng “cân” một cách hoàn hảo.

Vải may áo ghế - vải nhung

Lựa chọn vải nhung để sản phẩm trở nên sang trọng, mềm mịn.

Ưu điểm

Vải nhung được tạo ra từ nhiều nguyên liệu khác nhau nên mức giá cũng có nhiều khoảng khác nhau để bạn dễ dàng lựa chọn. Trong số đó, sợi tơ tằm có mức giá cao nhất nhưng mang lại bề mặt mềm mịn và độ bền nhất.

Vải nhung có nhiều phiên bản khác nhau như: Nhung chiffon, nhung nổi, nhung Panne, nhung mịn hay nhung Hammered,… Mỗi loại vải may áo ghế sẽ đem đến những đặc điểm khác nhau, giúp cho thiết kế độc đáo và phù hợp với không gian kiến trúc.

Nhược điểm

Vải có khả năng hút ẩm tốt nên vào mùa mưa dễ xảy ra tình trạng ẩm ướt, khiến cho căn phòng có mùi hôi khó chịu. Loại vải này rất dễ bám bụi khiến chúng ta khó kiểm soát được. Vậy nên bạn cần phải làm sạch thường xuyên bề mặt vải. Nhưng chất liệu này khó vệ sinh được hoàn mỹ như ý muốn nên bạn sẽ cần nhiều thời gian để dọn dẹp.

4. Vải linen

Vải linen hay vải lanh là một trong những loại vải được ưa chuộng hiện nay. Loại vải này không chỉ sử dụng để may mặc trong ngành thời gian mà còn phổ biến để trang trí nhà cửa. Nếu bạn muốn lựa chọn vải linen để làm vải may áo ghế thì rất thích hợp. Chất liệu vải mang lại cảm giác mới lạ, vừa mang đậm phong cách tối giản nhưng không kém phần lịch sự và sang trọng.

Vải may áo ghế - vải linen

Lựa chọn vải linen để thân thiện với môi trường.

Ưu điểm

Chất liệu vải may áo ghế này mang lại sự bền đẹp với thời gian. Sau một thời gian sử dụng, bề mặt ghế không xuất hiện tình trạng xù lông, ít bị phai màu và giữ được tính thẩm mỹ. Ngoài ra, vải linen có độ thoáng khí cao nên rất thích hợp để sử dụng vào mùa hè.

Bạn đang tìm vải may áo ghế thân thiện với môi trường thì nên lựa chọn vải linen. Mặt khác, loại vải này cũng khá an toàn với làn da của bạn. Hiện nay, vải linen có khả nhiều màu sắc và mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của bạn. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn một mẫu vải may áo ghế phù hợp với không gian ngôi nhà khi đến với vải linen.

Nhược điểm

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng loại vải này cũng có một vài nhược điểm. Đầu tiên, loại vải này cũng dễ dám bụi như vải nhung. Vì cấu tạo của loại vải này là các hạt bụi li ti dễ bám sâu vào bên trong. Khi bạn lựa chọn loại vải may áo ghế này thì chúng ta khó cảm nhận được sự co giãn của vải. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy không được thoải mái khi ngồi hoặc nằm nghỉ.

Một điều đáng lưu ý là loại vải này có giá thành khá cao. Bởi vì sợi vải được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, và có quy trình sản xuất khá phức tạp.

5. Vải polyester

Vải polyester là loại vải được dệt từ sợi tổng hợp nên giá thành sẽ thoải mái hơn cho người dùng. Loại vải này cũng có khá nhiều màu sắc nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn mẫu mã để may bọc ghế sofa.

Vải may áo ghế - vải polyester

Lựa chọn vải polyester để tối ưu chi phí.

Ưu điểm

Chất liệu này phải này có nhiều điểm nổi bật, làm thu hút người dùng ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Khi sử dụng loại vải may áo ghế này, bạn sẽ tạm quên nỗi lo âu về việc dọn dẹp bụi bẩn. Bởi vì vải polyester rất khó bám bụi. Sau một thời gian dài sử dụng, bạn cũng không cần lo bị hao mòn hay phai màu bề mặt.

Nhược điểm

Mặc dù có những ưu điểm vượt trội nhưng loại vải may áo ghế này cũng không tránh được một số nhược điểm. Khi sử dụng vải polyester, bạn phải chấp nhận việc loại vải này có độ thoáng khí thấp. Bởi vì vải không có khả năng hút ẩm nên sẽ gây ra cảm giác không thoải mái, nhất là mùa hè.

Nếu không may để bề mặt vải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, vải sẽ bị hấp nhiệt. Điều này sẽ làm bạn tốn khá nhiều thời gian để nhiệt độ ghế trở về tình trạng ban đầu.

Vải may áo ghế dù bình dân hay cao cấp thì chúng ta cũng cần lựa chọn chính xác để phù hợp với nhu cầu và không gian nhà cửa. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể chọn lọc kỹ lưỡng để bộ ghế sofa của ngôi nhà trở nên ấn tượng và bền lâu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ Sofa Minh Hạnh để được tư vấn và biết thêm thông tin nhé!

Share this Post!

About the Author : Khanh NTG

0 Comment